Khóa học về các yếu tố khoa học và định lý trong thiết kế tương tác người-máy (Human-computer interaction HCI), liên kết cùng với yếu tố con người (Human Factor) và tâm lý học (Psychology) giúp bạn thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng hiệu quả bằng cách giải quyết căn nguyên của vấn đề

Khoá học UX & Interaction Design được biên soạn và tổng hợp từ các chương trình học về thiết kế tương tác người-máy (HCI) nằm trong khuôn khổ khoa học máy tính của các trường đại học của Mỹ và UK: Georgia Tech, Michigan Tech và đại học Goldsmiths nơi mình đang giảng dạy

Untitled

Untitled

Untitled

Giới thiệu khoá học

Trong khoá học này, bạn sẽ tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về HCI (Human-computer interaction) liên quan đến các lĩnh vực như thiết kế trải nghiệm người dùng (User Experience - UX), thiết kế giao diện người dùng(User interface - UI), yếu tố con người (Human factors) và tâm lý học (Psychology). Bạn cũng sẽ bắt đầu tìm hiểu vòng đời của thiết kế (Design life cycle). Đây là quá trình điều tra nhu cầu của người dùng (User needs), lên ý tưởng về thiết kế tiềm năng, tạo nguyên mẫu (Prototype) và đánh giá các nguyên mẫu để cải tiến (Evaluate Prototype).

Sau đó. Bạn sẽ tìm hiểu những hạn chế của con người trong khả năng cảm nhận và ghi nhớ. Chúng ta với tư cách là người thiết kế cần nhận biết được tải nhận thức (cognitive load) mà chúng ta đưa vào thiết kế có ảnh hường thế nào đến người dùn khi sử dụng giao diện. Cognitive load có thể có tác động đến sự hài lòng của người dùng với một giao diện nó phải là một yếu tố được chú trọng khi bắt đầu thiết kế.

Từ những am hiểu chung về HCI, bạn sẽ tìm hiểu sâu hơn về Design life cycle với bước đầu tiên tìm kiếm nhu cầu và thu thập yêu cầu. Thực tế chúng ta luôn muốn bắt đầu thiết kế dựa trên sự hiểu biết trực quan của chúng ta, nhưng thiết kế giao diện thành công luôn bắt đầu bằng sự hiểu biết về người dùng: họ là ai, họ làm gì và họ cần gì. Điều này bao gồm cả việc tương tác trực tiếp với họ thông qua khảo sát (survey) và phỏng vấn (interview), cũng như quan sát họ hoặc thậm chí tự mình thực hiện các nhiệm vụ. Bạn sẽ tìm hiểu về các phương pháp thu nạp dữ liệu phổ biến như: Interview, focus group, questionnaires, observations để phục vụ cho việc hiểu am hiểu người dùng và yêu cầu hệ thống, bạn cũng sẽ học cách tổng hợp, trình bày những yêu cầu đó để trở thành những kiến thức hữu ích giúp bạn đưa ra giải pháp giải quyết nhu cầu của người dùng.

Bước tiếp theo, bạn sẽ tiến hành tạo bản mẫu (prototype). Triển khai một giao diện là một quá trình phức tạp và có rủi ro là nếu bạn không nhận được phản hồi của người dùng về ý tưởng đó, bạn có thể lãnh phí rất nhiều thời gian và tiền bạc vào một giải pháp không dùng được. Mục tiêu của việc tạo bản mẫu là đưa ra một ý tưởng và kiểm thử nó với người dùng càng nhanh càng tốt để xác thực và cải thiện nó trước khi chuyển sang giai đoạn triển khai.

Cuối cùng, bạn sẽ tiến hành đánh giá và kiểm thử các bản mẫu mà bạn tạo ra thông qua các phương pháp nghiên cứu và đánh giá tính khả dụng (Usability Evaluation) để tìm ra những điểm chưa ổn trong giải pháp của bạn và tiếp tục cải tiến nó. Usability được coi là một trong những yếu tố cốt lõi trong thành công của sản phẩm, một sản phẩm dễ sử dụng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của người dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm, nhận thức của người dùng về chất lượng dịch vụ của thương hiệu và doanh nghiệp, bạn sẽ được học những mục tiêu cơ bản của Usability, các chỉ số đánh giá Usability, đồng thời thực hành các phương pháp đánh giá như: Heuristic evaluation, Cognitive walkthrough, Usability testing

Kết thúc khoá học bạn sẽ